Rời phi trường Pleiku chiếc xe Land Cruise đón chúng tôi rẽ qua Biển Hồ ngược lên QL19 đi về xã Đăksômei (huyện Đăk Đoa), cách TP Pleiku chừng 40km. Gặp lại các ông Luật, ông Văn Hưng ở vùng rừng xa xôi của Tây Nguyên sau vài, 3 năm không thấy xuất hiện ở Hà Nội, chúng tôi mới biết Cty CP Tư vấn Sông Đà hiện đang đầu tư, làm chủ dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Đăk Đoa ở đây, vì vậy tư vấn đã “xuất tướng đưa quân” đến vùng này để thực thi dự án.
Cách đây 7 - 8 năm, sau khi hoàn thành, bàn giao Nhà máy Thủy điện Yaly, tiếp đến là hàng loạt dự án trọng điểm cấp quốc gia được Chính phủ giao cho Tập đoàn Sông Đà làm Tổng thầu EPC như công trình Thủy điện Sê San 3; Thủy điện Pleikrong; Thủy điện Sê San 4 vv…, một số nhà quản lý của Cty Sông Đà 3; Sông Đà 4 đã tự mò mẫm đi tìm nguồn nước từ các dòng suối đang ngầm tuôn chảy 1 cách lãng phí ở những vùng rừng sâu và các khe núi hiểm trở thuộc địa bàn các huyện Đăk Đoa và Yagrai của tỉnh Gia Lai để làm nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, cuộc lặn lội, săn tìm, cực nhọc, vất vả qua năm tháng , đã giúp cho các nhà tìm kiếm của Sông Đà tìm chọn được vài dòng suối có khả năng làm ra ánh sáng. Cty CP Sông Đà 4 đã tiến hành xây dựng và đưa vào phát điện nhà máy Yagrai 3 công suất 7,5MW từ vài năm nay tại địa bàn xã YaKhai, huyện Yagrai còn Cty CP thủy điện Ryninh thì đang thi công dự án. Thủy điện 12MW tại địa bàn xã Hà Tây, riêng Cty CP Tư vấn Sông Đà cũng đang gấp rút hoàn thành Nhà máy Thủy điện Đăk Đoa trên dòng suối Yakrom này.
Vốn là những người chuyên làm công tác tư vấn, khảo sát, thiết kế từ hơn 20 năm qua, nhóm cán bộ, kỹ sư của tư vấn Sông Đà đã luồn sâu vào những cánh rừng, vượt qua nhiều ghềnh đá men theo dòng chảy để tìm ra nguồn nước phát sinh từ đỉnh núi Hàm Rồng (huyện Chư sê - Gia Lai) chảy vòng vèo đổ ra tận cửa sông ĐăkBla địa bàn huyện Sa Thầy - Kon Tum). Sau vài lần chỉnh sửa đề án thiết kế, các nhà hoạch định của Cty CP tư vấn tìm ra các giải pháp tối ưu nhất để thực thi dự án làm giảm chi phí vốn đầu tư đến vài chục tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Đăk Đoa, công suất 14MW được xây dựng tại địa bàn xã Đăksômei, nơi thuận nhất cho việc đắp đập, ngăn sông, tích nước lòng hồ và kề cận các đầu mối giao thông đường bộ, giảm thiệt hại về rừng, bảo đảm môi trường sinh thái. Thời kỳ triển khai xây dựng dự án, Cty CP Thủy điện Đăk Đoa (do Cty tư vấn thành lập) đã tiến hành cải tạo và làm mới 1 số con đường dân sinh và giao thông. Khi đắp đập, tích nước, Cty Thủy điện Đăk Đoa tiến hành làm cầu phao 205m và hiện nay đã bắc cầu treo bán kiên cố để phục vụ nhân dân qua lại và lên nương làm rãy.
Theo www.baoxaydung.com.vn
CÁC THÔNG SỐ CHÍNH |
Mực nước dâng bình thường MNDBT | 614,0m |
Mực nước chết MNC | 609,0m |
Dung tích toàn bộ (Vtb) | 29,13 x 106m3 |
Dung tích hữu ích (Vhi) | 12,57 x 106m3 |
Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy | 41,32m3/s |
Cột nước lớn nhất: Hmax | 46,43m |
Cột nước nhỏ nhất: Hmin | 37,18m |
Cột nước tính toán: Htt | 40,10m |
Công suất lắp máy (Nlm) | 14,0MW |
Điện lượng bình quân nhiều năm (Eo) | 56,638 Triệu kWh |
4
550448